Change background image

Nơi chia sẻ của những người con Bát Xát


Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

© FMvi.vn

Fri Mar 04, 2011 3:39 pm
duc_anhx5_no1bx
duc_anhx5_no1bx

Ban giám hiệu (MOD)

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường, nếu thí sinh có nguyện vọng rút hồ sơ để nộp vào trường khác, các trường tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh được rút hồ sơ đăng ký xét tuyển. Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2011, với nhiều thay đổi mới có lợi cho thí sinh.

Như vậy, với việc được rút hồ sơ xét tuyển - mùa tuyển sinh năm nay, thí sinh sẽ có nhiều cơ hội bước chân vào giảng đường đại học hơn so với nguyện vọng 2 và 3, các em có thể nộp nhiều lần vào nhiều trường khác nhau thay vì chỉ được nộp vào một trường duy nhất như những năm trước.

Công khai lượng hồ sơ xét tuyển



Với thông tư mới sửa đổi của Bộ GD-ĐT, thí sinh sẽ có nhiều cơ hội bước chân vào giảng đường đại học hơn

Điểm chú ý thứ 2 trong những quy định mới đó là trong thời gian xét tuyển, hàng ngày các trường nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh và công bố công khai thông tin về hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 của thí sinh trên cổng thông tin điện tử của trường. Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm trong tất cả các khâu nhận hồ sơ, cập nhật thông tin hồ sơ từng ngày, công bố công khai các thông tin về hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh...
Trước đây, khi thí sinh nộp hồ sơ, các trường nhận nhưng không được thống kê. Đến khi kết thúc thời gian nhận thì hội đồng tuyển sinh của trường mới được nhập dữ liệu, lên danh sách. Điều khiến trong quá trình nhận hồ sơ, trường không biết mình đã nhận được bao nhiêu bộ và thí sinh khi nộp vào trường cũng không biết được cơ hội đỗ của mình đến đâu.
Việc để các trường nhận được hồ sơ nào vào sổ hồ sơ ấy và công bố công khai sẽ giúp thí sinh sẽ có điều kiện tham khảo thông tin, từ đó lựa chọn trường phù hợp và cảm thấy yên tâm khi hồ sơ đã đến nơi.

Thí sinh khuyết tật và nước ngoài được xét tuyển

Trong mùa tuyển sinh 2011, có 2 dạng thí sinh được xét tuyển vào ĐH đó là thí sinh khuyết tật và thí sinh người nước ngoài. Với thí sinh là người khuyết tật không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày: Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả học tập trung học phổ thông (THPT) của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét quyết định cho vào học.
Thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại các trường đại học, cao đẳng Việt Nam: Hiệu trưởng các trường căn cứ kết quả học tập THPT của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và tiếng Việt theo quy định của trường để xem xét quyết định cho vào học.

Không gửi giấy trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ

Trước trường hợp một thí sinh nhận đến mấy chục giấy báo trúng tuyển từ những trường mình không nộp hồ sơ như các mùa tuyển sinh trước. Năm nay, theo quy định mới sẽ cảnh cáo hoặc có hình thức kỷ luật cao hơn đối với Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh và những người khác liên quan vi phạm một trong các lỗi:
Gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển vào trường. Thông báo nhận và kết thúc việc nhận hồ sơ đăng kí xét tuyển của thí sinh không đúng thời gian quy định. Hạ điểm trúng tuyển các nguyện vọng trái quy định. Tính điểm sàn với điểm môn thi đã nhân hệ số.
Chủ tịch hội đồng tuyển sinh trường trực tiếp xét duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển do Ban Thư ký trình và ký giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học. Trong giấy triệu tập cần ghi rõ kết quả thi của thí sinh và những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học; không gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển vào trường.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14.4.2011.

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà duc_anhx5_no1bx
Trả lời nhanh

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    Bạn không có quyền trả lời bài viết