Mon Feb 21, 2011 11:41 pm


Mỗi dân tộc có một phong tục, một nét đặc trưng riêng khi đón tết. Đồng bào dân tộc Giáy lo tết khá chú đáo, từ việc kiếm củi đun ngày tết đến việc lo lợn mổ tết, gà, gạo, làm các loại bánh,v.v. và một loại bánh không thể thiếu trên ban thờ của gia đình người Giáy khi tết đến là bánh Khảo.
Bánh Khảo tiếng Giáy gọi là sa cao là loại bánh thơm ngon, để lâu mà không bị thiu, hay mốc, được đồng bào sử dụng khá lâu ngày tựa như một thứ lương khô. Hàng năm độ 26, 27 tháng chạp là các nhà trong làng, bản người Giáy các chị, các mẹ lại rục rịch rủ nhau làm bánh khảo đón Tết Nguyên đán. Người Giáy làm bánh khảo để thiết đãi bạn, mời khách, hay làm quà cho nhau trong những ngày tết. Để có được những chiếc bánh Khảo thơm ngon phải trải qua thật nhiều công đoạn rất công phu và tỷ mỷ.
Bánh khảo được làm từ gạo nếp. Chọn loại gạo nếp thơm, ngon, đều hạt rồi đãi sạch. Tiếp đó là rang gạo. Khâu này đòi hỏi phải thật chú tâm phải cẩn thận, tay đảo phải thật đều vì nếu rang chưa đủ độ chín thì bánh sẽ không đủ độ thơm ngon. Còn nếu rang gạo cháy vàng quá thì bột xay màu sẽ bị sẫm lại, bánh mất mùi thơm. Khi rang gạo phải thật chú ý đến độ lửa để đảm bảo gạo chín, vàng đều. Khi rang xong đổ gạo ra mẹt cho nguội rồi đem nghiền thành bột mịn. Trước đây khi máy xay sát còn chưa phổ biến thì khâu xay bột mất rất nhiều công sức để xay bằng cối đá, rồi đem cho vào cối giã cho bột thật mịn. Còn bây giờ đã tiện lợi hơn chỉ cần đem ra máy nghiền là được bột thật mịn, làm như vậy bánh sẽ càng ngon.
Bột xay về được ủ hay còn gọi là hạ thổ là một khâu khá quan trọng. Các chị, các mẹ thường chọn một góc khuất trong nhà, ít người qua lại, quét sạch, lót vài lớp giấy rồi trải bột thật đều lên; sau đó lấy giấy phủ lên trên bột, để như vậy khoảng 2-3 ngày cho bột hút đủ ẩm, nở ra là được. Khi đó sẽ trộn đều bột này với đường phên vàng rộm đã được giã thật mịn, phải trộn thật đều tay, nhào cho bột và đường thật đều quyện vào nhau như vậy sẽ tạo được độ kết dính của bánh, tiếp đó lấy chiếc chai hoặc một tấm gỗ tròn nhỏ cán qua cán lại cho bột nhuyễn đều, bột ngấm đường là được. Sau đó dùng khuôn hoặc dùng chén làm khuôn đóng bánh lại. Khi đóng phải chú ý đến lực ở nơi cổ tay đảm bảo nén thật chặt để cho có được khuôn bánh thật đẹp. Muốn trang trí cho đẹp mắt có thể gói bánh bằng một lớp giấy đủ màu sắc: màu xanh, đỏ, tím, vàng.
Một chiếc bánh đạt chất lượng phải có màu vàng, thơm, khi ăn thấy ngọt, ngon, xốp. Bánh Khảo làm cho tết của người Giáy càng trở nên đặc sắc. Ai đã từng một lần thưởng thức món bánh khảo của đồng bào dân tộc Giáy hẳn sẽ ấn tượng mãi bởi hương vị của nó.
Hoàng Trường
Bánh Khảo tiếng Giáy gọi là sa cao là loại bánh thơm ngon, để lâu mà không bị thiu, hay mốc, được đồng bào sử dụng khá lâu ngày tựa như một thứ lương khô. Hàng năm độ 26, 27 tháng chạp là các nhà trong làng, bản người Giáy các chị, các mẹ lại rục rịch rủ nhau làm bánh khảo đón Tết Nguyên đán. Người Giáy làm bánh khảo để thiết đãi bạn, mời khách, hay làm quà cho nhau trong những ngày tết. Để có được những chiếc bánh Khảo thơm ngon phải trải qua thật nhiều công đoạn rất công phu và tỷ mỷ.
Bánh khảo được làm từ gạo nếp. Chọn loại gạo nếp thơm, ngon, đều hạt rồi đãi sạch. Tiếp đó là rang gạo. Khâu này đòi hỏi phải thật chú tâm phải cẩn thận, tay đảo phải thật đều vì nếu rang chưa đủ độ chín thì bánh sẽ không đủ độ thơm ngon. Còn nếu rang gạo cháy vàng quá thì bột xay màu sẽ bị sẫm lại, bánh mất mùi thơm. Khi rang gạo phải thật chú ý đến độ lửa để đảm bảo gạo chín, vàng đều. Khi rang xong đổ gạo ra mẹt cho nguội rồi đem nghiền thành bột mịn. Trước đây khi máy xay sát còn chưa phổ biến thì khâu xay bột mất rất nhiều công sức để xay bằng cối đá, rồi đem cho vào cối giã cho bột thật mịn. Còn bây giờ đã tiện lợi hơn chỉ cần đem ra máy nghiền là được bột thật mịn, làm như vậy bánh sẽ càng ngon.
Bột xay về được ủ hay còn gọi là hạ thổ là một khâu khá quan trọng. Các chị, các mẹ thường chọn một góc khuất trong nhà, ít người qua lại, quét sạch, lót vài lớp giấy rồi trải bột thật đều lên; sau đó lấy giấy phủ lên trên bột, để như vậy khoảng 2-3 ngày cho bột hút đủ ẩm, nở ra là được. Khi đó sẽ trộn đều bột này với đường phên vàng rộm đã được giã thật mịn, phải trộn thật đều tay, nhào cho bột và đường thật đều quyện vào nhau như vậy sẽ tạo được độ kết dính của bánh, tiếp đó lấy chiếc chai hoặc một tấm gỗ tròn nhỏ cán qua cán lại cho bột nhuyễn đều, bột ngấm đường là được. Sau đó dùng khuôn hoặc dùng chén làm khuôn đóng bánh lại. Khi đóng phải chú ý đến lực ở nơi cổ tay đảm bảo nén thật chặt để cho có được khuôn bánh thật đẹp. Muốn trang trí cho đẹp mắt có thể gói bánh bằng một lớp giấy đủ màu sắc: màu xanh, đỏ, tím, vàng.
Một chiếc bánh đạt chất lượng phải có màu vàng, thơm, khi ăn thấy ngọt, ngon, xốp. Bánh Khảo làm cho tết của người Giáy càng trở nên đặc sắc. Ai đã từng một lần thưởng thức món bánh khảo của đồng bào dân tộc Giáy hẳn sẽ ấn tượng mãi bởi hương vị của nó.
Hoàng Trường