Change background image

Nơi chia sẻ của những người con Bát Xát


Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

© FMvi.vn

Mon Feb 21, 2011 11:35 pm
namngoc
namngoc

Hiệu trưởng (Admin)

Huyện Bát Xát

Bát Xát là gọi theo ngôn ngữ người Giáy. Gọi đúng từ, đúng âm là “Pạc srạt” với hai nghĩa hiểu khác nhau. Nghĩa thứ nhất là “Một trăm tấm cót” bởi vì “Pạc” là một trăm, “srạt” là tấm cót, còn nghĩa thứ hai là “miệng thác” hoặc “bến thác”, vì “Pạc cũng có nghĩa là “miệng”, còn “srạt” có thể hiểu là “thác” hoặc sóng cuốn, có câu trong tiếng Giáy “rắm păn srạt” (nước cuốn cót”. Vậy hiểu Bát Xát theo nghĩa nào cũng chưa có dịp để xác định.

Bát Xát có 7 tộc người là Mông, Dao đỏ và Dao tuyển, Giáy, Hà Nhì, Hán, Tày và Kinh. Bát Xát ở dọc theo Sông Hồng, phía Bắc là huyện Kim Bình của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) phía Nam giáp thị xã Lào Cai, phía đông là Sông Hồng và tây giáp Sa Pa.

Bát Xát có dãy Ngũ Chỉ Sơn, là đầu nguồn của “con sông Hồng chảy vào đất Việt”. Bát Xát có những cánh đồng của Quang Kim, Cốc San, đặc biệt có rừng thảo quả bạt ngàn, một loại dược liệu quý, tạo nên nguồn thu cơ bản cho nhân dân vùng cao Bát Xát và có mỏ đồng Sinh Quyền có trữ lượng khá lớn với 51 triệu tấn đang được khai thác mang lại nguồn lợi cho tỉnh, cho quốc gia. Công nghiệp khai khoáng ở Bát Xát phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá ở vùng cao.

Đặc biệt Bát Xát có quần thể hang động Mường Vi đã được xếp hạng danh thắng của quốc gia, có núi Tiên, nơi ngày xưa Tiên cho dân cư ở đây mượn bát đũa đồ dùng mỗi khi làng có việc vui, việc buồn. Nhưng do sự không trung thực của người trần gian, nên Tiên đã hoá các đồ vật thành đá. Tại hang “pạc cám”, có thể là nơi các nhà khảo cổ sẽ phải tìm đến để tìm những dấu tích của người xưa, còn hang ở Na Rin, chiều cao phải từ 5 đến 10 mét, chiều rộng của lòng hơi hẹp cũng là 15 – 20 mét chỗ rộng phải từ 20 đến 30 mét, còn sâu sẽ phải đi 9 đến 10 tiếng đồng hồ, điều lý thú là suốt dọc chiều sâu của hang ta luôn luôn dọc theo con suối nước mát lạnh, trong veo. Hang nằm dưới chân núi cô Tiên, có nguồn nước chảy trong lòng hang nên nhân dân gọi là động Thuỷ Tiên. Bên cạnh động Thuỷ Tiên còn có các động “Cám Rang” bên trong có mâm ngũ quả, cổng trời bằng nhũ đá kỳ ảo. Động Cám Rúm tức hang Gió có hình ruộng bậc thang, buồng ngủ cô tiên buông nhũ óng ánh. Động Cám Tẳm là kho nông cụ, đồ dùng của các nàng Tiên bị hoá đá…

Cùng với quần thể hang động, núi non kỳ thú, Bát Xát còn có Mường Hum, một ngôi làng người Giáy ở có con suối nước trong, lắm thác, nhiều cá chảy qua cạnh làng. Vượt Mường Hum qua Dền Sáng, một vùng chè của người Dao đỏ ta đến dải rừng già nguyên sinh với nhiều loại dược liệu và gỗ quý. Thoát khỏi khu rừng già sẽ đến một “vương quốc” riêng đó là Ý Tý, nơi người dân ở đây đi chợ bên Trung Quốc gần hơn đi chợ huyện. Nơi đây là một cao nguyên sương phủ, rét giá, nên nhà người Hà Nhì ai cũng trình tường và tạo thành hai lớp cửa để chống rét và chống cả cướp của thời ngày xưa.

Bát Xát còn có thác Tây trên con sông Hồng, nơi ngày xưa nghĩa quân của Bát Xát đã phục bắn chìm tàu thuỷ của quân Pháp khi hành quân lên Trịnh Tường và từ đó, cái thác hùng vĩ trên sông đã có tên gọi “thác Tây”.
Ai đến Bát Xát chưa uống rượu San Lùng thì coi như chưa từng đến Bát Xát. Rượu San Lùng là của người Dao đỏ San Lùng nấu bằng thóc. Rượu uống êm dịu, có mùi vỏ trấu thì mới là chính hiệu.

Bát Xát có 7 tộc người thì cũng có 7 nền văn hoá riêng, song sự tập trung làm cho văn hoá Bát Xát nổi lên hơn cả là văn hoá Giáy với những lễ hội “Roóng pọc” của các làng Giáy, với những đám cưới vui nhộn của đón dâu, của trống kèn pí lè, sự ồn ào của trai gái bôi phẩm đỏ để mãi mãi nhớ tới nhau. Cùng với sự đặc sắc của văn hoá Giáy là văn hoá Hà Nhì đen, một dân tộc duy chỉ có ở Bát Xát - người Hà Nhì sống ở tận cao nguyên Ý Tý, bốn mùa mát lạnh, đêm buông làng, bản vang vọng tiếng sáo, tiếng nhị, tiếng đàn tròn của trai gái tìm nhau và chàng nào ưng nhau là có thể đi sống với nhau đêm này qua đêm khác ở tại lều ruộng, lều nương chỉ với một chiếc chăn chiên. Dân tộc Hà Nhì nơi đây có lễ hội Khô già già cầu mùa vào mồng 6 tháng 6 âm lịch đầy ấn tượng với các trò chơi, tục cúng tế.

Thành tựu nổi bật trong 15 năm đổi mới, xây dựng Bát Xát là giảm tỷ lệ hộ đói nghèo từ 65% năm 1986 xuống còn 23% năm 2000, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ. Đường giao thông đã mở rộng xuống các xã. Ngay vùng cao Ý Tý – cao nguyên mù sương gập ghềnh núi cao, khe sâu đến nay người dân đã vượt núi, băng ngàn trên những chuyến xe ca ra huyện, ra thành phố. Khu mỏ đồng Sinh Quyền được đầu tư khai thác góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện vùng cao Bát Xát phát triển.



https://batxat.forum-viet.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà namngoc
Trả lời nhanh
Thu Feb 24, 2011 7:49 pm
Mr.kool
Mr.kool

Ban giám hiệu (MOD)

hjx.Bát Xát của mình vẫn là nhất.hêhhe

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Mr.kool
Trả lời nhanh

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    Bạn không có quyền trả lời bài viết